Số 09 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

PHẪU THUẬT THÀNH CÔNG THOÁT VỊ THÀNH BỤNG DO CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN DO TAI NẠN GIAO THÔNG

Ngày 21 tháng 12 năm 2021, khoa Ngoại tổng hợp (B3) tiến hành phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị thoát vị thành bụng do chấn thương bụng kín do tai nạn giao thông.

Bệnh nhân Phùng Bá H. Sinh năm 1963 (58 tuổi). Nam. Mã hồ sơ 2112201324. Tiền sử khỏe mạnh. Vào viện vì đau bụng sau tai nạn giao thông. Theo bệnh nhân kể, trước vào viện 05h, đi xe ba gác bị lật bánh, đập vùng ngực – bụng vào tay nắm xe, không bất tỉnh, không chảy máu, chỉ xây sát nhẹ vùng da cạnh rốn. Bệnh nhân tự đi về nhà nghỉ ngơi. Xuất hiện khối phồng cạnh rốn, to lên theo nhịp thở. Được người nhà đưa tới bệnh viện 19-8 khám và điều trị.

Khám lúc vào: bệnh nhân tỉnh táo, không liệt khu trú, không sốt, không khó thở, không đau bụng. Khung chậu vững. Phổi 2 bên thông khí đều. Mạch 70 lần/phút, huyết áp 130/70 mmHg. Bụng mềm, da cạnh rốn bị trầy xước, bầm tím nhẹ và sưng tấy, có khối phồng kích thước khoảng 10 cm, mật độ mềm, ấn tức, to lên khi ho – rặn, không nhỏ lại khi nằm nghỉ.

Xét nghiệm lúc vào: Siêu âm ổ bụng: hình ảnh nhiều dịch ổ bụng khoang gan – thận, lách – thận, túi cùng Douglas. Cắt lớp vi tính ổ bụng: Thành bụng ngang rốn có khe hở kích thước khoảng 24mm kèm hình ảnh thoát vị mạc nối và quai ruột ra ngoài thành bụng. Có đám thâm nhiễm mạc treo cạnh rốn (trái). Nhiều dịch tự do ổ bụng. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi: Hồng cầu 4.55 T/l; Huyết sắc tố 12.8 g/dl, Bạch cầu 17.0 G/l; %NEU 86.8; Sinh hóa máu: GOT/GPT 27/31 U/l, creatinine: 104,2 μmol/l.

Bệnh nhân được chẩn đoán Thoát vị thành bụng do chấn thương bụng kín do tai nạn giao thông. Được tiến hành mổ cấp cứu.

Vào ổ bụng quan sát thấy cơ thẳng bụng đứt rách ngang rốn, nội dung tạng thoát vị là ruột non, mạc nối lớn và đại tràng sigma. Kiểm tra kỹ thấy có vết rách gốc mạc treo ruột non, các quai ruột hồng; vết rách phúc mạc thành sau chỗ chia chạc 3 động mạch chủ - động mạch chậu. Ổ bụng nhiều máu tươi lẫn máu cục. Tiến hành lau rửa sạch ổ bụng, khâu vết rách gốc mạc treo ruột và phúc mạc thành sau, đặt 1 dẫn lưu Douglas.

Hình ảnh trong mổ

Theo dõi hậu phẫu 03 ngày, bệnh nhân trung tiện đươc ngày thứ 04, rút dẫn lưu ngày thứ 05. Hiện tại là ngày thứ 07 sau mổ, bệnh nhân hoàn toàn ổn định, không sốt, có thể ăn nhẹ và đi lại trong phòng, lưu thông tiêu hóa tốt, vết mổ khô, thấm băng ít.

Thoát vị thành bụng sau chấn thương (TAWH) là một loại thoát vị hiếm gặp xảy ra sau khi tác động của thành bụng với một vật cùn ở tốc độ cao. Nó được định nghĩa là thoát vị ruột hoặc cơ quan trong ổ bụng thông qua sự phá vỡ cơ thành bụng chấn thương nặng. Không có sự xâm nhập qua da, và không có bằng chứng về thoát vị thành bụng trước khi chấn thương.

Năm 1939, McWhorter đã báo cáo một trường hợp TAWH và đề xuất một danh sách các tiêu chí để chẩn đoán. Các tiêu chí này đã được Clain sửa đổi và đơn giản hóa vào năm 1964 và trở thành cơ sở cho các tiêu chí TAWH được sử dụng ngày nay:

Tiêu chuẩn chẩn đoán TAWH
- Xuất hiện ngay lập tức sau khi bị thương mà không có dấu hiệu thâm nhập vào da
- Các dấu hiệu chấn thương vẫn tồn tại tại thời điểm khám

Năm 1988, Wood và cộng sự. đã phân loại TAWHs thành ba loại theo nguyên nhân của chúng. Loại thứ nhất bao gồm vỡ cơ thành bụng do áp suất trong ổ bụng tăng đột ngột trong các tình huống như tai nạn xe cơ giới hoặc ngã cao. Trong những trường hợp này, nguy cơ tổn thương cơ quan trong ổ bụng là khá cao, và các tổn thương thường thấy ở vùng hạ sườn và vùng bụng trên. Loại thứ hai bao gồm các vết vỡ ở thành bụng do năng lượng thấp hơn tác động bởi một vật cùn có bề mặt nhỏ như tay lái của xe đạp (thoát vị tay lái). Mặc dù loại chấn thương này phổ biến hơn, nhưng có khả năng thấp là chấn thương trong ổ bụng, và loại thứ ba là thoát vị trong ổ bụng do loại chấn thương giảm tốc gây ra.

Tai nạn ô tô là nguyên nhân phổ biến nhất (49%) của TAWH, tiếp theo là chấn thương tay lái xe đạp trong 25% trường hợp. Tai nạn xe máy chiếm 14% tổng số các trường hợp. 12% do ngã cao và các trường hợp còn lại…

Điều trị TAWH bằng phẫu thuật được phân loại là khẩn cấp hoặc trì hoãn. Thời gian phẫu thuật phụ thuộc phần lớn vào các tổn thương đồng thời cần được ưu tiên điều trị. Ở những bệnh nhân không ổn định, tất cả các phác đồ điều trị trong chấn thương phải được tuân thủ. Khi không cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp, việc sửa chữa khiếm khuyết thoát vị có thể bị trì hoãn. Việc chậm trễ thăm dò, cũng như chậm trễ trong chẩn đoán, có thể dẫn đến một số vấn đề như thắt hoặc tắc ruột. Nguy cơ tạng thoát vị bị nghẹt trong một số báo cáo thay đổi từ tỷ lệ thấp > 10% và tỷ lệ cao là 25%

_BS. THÀNH - Khoa Ngoại tổng hợp_

Tài liệu tham khảo:
-
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4775546/