Số 09 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến xảy ra ở cả nam và nữ, chủ yếu ở những người trên 30 tuổi, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam. Có thể gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Suy tĩnh mạch mạn tính tiến triển do những bất thường chức năng của hệ thống tĩnh mạch gây phù, rối loạn sắc tố da hay loét.
Thực tế hiện nay có nhiều người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch mà không biết, tỷ này lên đến 65% chỉ đến khi bệnh nặng hoặc xuất hiện các biến chứng của bệnh mới đi khám thì đã muộn. Những triệu chứng sớm người bệnh thường gặp như tê chân, chuột rút về đêm, cảm giác nặng chân, bồn chồn ở chân về chiều… đến sang hôm sau những dấu hiệu này biến mất..Bệnh suy tĩnh mạch có nhiều giai đoạn, cấp độ về lâm sàng được chia từ nhẹ đến nặng từ C0 đến C6 (Theo phân độ CEAP).
Hình ảnh lâm sàng theo phân độ CEAP
Để phòng ngừa bệnh này không khó, cần bắt đầu từ lối sống năng động, không tĩnh quá, có chế độ dinh dưỡng vận động hợp lý, tập luyện một số môn thể thao như đi bộ, đạp xe và các động tác đứng lên, ngồi xuống, nhấc gót chân lên… khi quan sát trên chân có các tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ, các tĩnh mạch mạng nhện có màu xanh hoặc đỏ; lớn hơn như là giãn to ngoằn ngoèo, sạm da, tràm hóa… hoặc khi có triệu chứng đau nặng chân, rát chân… nên đến gặp các chuyên gia mạch máu – tim mạch để được khám phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hình ảnh bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới đi khám tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an
Khoa nội tim mạch BV19-8 đã triển khai thường quy các kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới -can thiệp nội tĩnh mạch như: Nhiệt nội mạch bằng tần số cao tần Radio, lazer nội mạch, bơm keo sinh học (venaseal) là những kỹ thuật mới tiên tiến nhất hiện nay, đơn giản, hiệu quả điều trị cao, tính thẩm mỹ cao, rút ngắn thời gian nằm viện thay thế hoàn toàn biện pháp phẫu thuật rút bỏ các tĩnh mạch giãn từ cấp độ 2 đến 6 trước đây (phương pháp phẫu thuật đòi hỏi gây mê hoặc tê tủy sống, bệnh nhân nằm viện lâu, bị sẹo xấu và có nguy cơ gặp các biến chứng do phẫu thuật.
Hình ảnh ca can thiệp tĩnh mạch bằng laser nội mạch tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện 19-8
Hình ảnh ca can thiệp tĩnh mạch bằng RF (Radio) tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện 19-8
Hiện nay các kỹ thuật can thiệp Laser nội mạch, can thiệp nhiệt nội mạch bằng tần số cao tần thực hiện tại BV 19-8 đã được bảo hiểm y tế chi trả giúp cho người bệnh giảm thiểu được chi phí khám chữa bệnh mà vẫn được tiếp cận và điều trị hiệu quả với các kỹ thuật cao mới.
Ngoài các kỹ thuật điều trị bằng nhiệt nội mạch khoa tim mạch còn thực hiện các kỹ thuật hiện đại bằng bơm keo sinh học. Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần gây tê tạo khoang quanh tĩnh mạch, giảm thiểu đau đớn, hạn chế đeo tất áp lực sau phẫu thuật.
Bộ dụng cụ điều trị bằng bơm keo sinh học
Với các phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch hiện nay giúp bệnh nhân có cơ hội được điều trị triệt để căn bệnh này và có thể vận động bình thường ngay sau khi được bác sỹ can thiệp bằng thủ thuật. Đây là thủ thuật an toàn phục hồi nhanh, có thể xuất viện ngay và không phải mổ đảm bảo thẩm mỹ.
Hình ảnh bệnh nhân can thiệp nội tĩnh mạch sau 1 tháng - 3 tháng - 6 tháng tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện 19-8
_BS. Nguyễn Thu Huyền - khoa Nội Tim mạch_