Số 09 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Tăng huyết áp (THA) là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sớm ở bệnh nhân tim mạch. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, THA có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như não, tim, thận, và các bộ phận khác. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn khỏi bệnh THA, nhưng việc kiểm soát huyết áp sớm và hiệu quả có thể ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Đo huyết áp thường xuyên và tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ là những yếu tố then chốt giúp phòng tránh biến chứng.
Ban Giám đốc BV 19-8 và PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu cùng các bác sĩ Bệnh viện 19-8.
PGS.TS.BS Hoàng Thanh Tuyền giám đốc Bệnh viện 19-8 phát biểu khai mạc hội thảo khoa học.
Buổi hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia y tế, trong đó có PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, TS.BS Nguyễn Thị Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ThS.BS Trần Tiến Anh - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cùng các đại diện từ Công ty Servier và các bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện 19-8 và các cơ sở Y tế Công an nhân dân.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu trong buổi sinh hoạt khoa học
Một trong những bài báo cáo quan trọng tại hội thảo do PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu trình bày đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về chiến lược quản lý bệnh Tăng huyết áp (THA). PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh về các vấn đề quan trọng như phân loại THA, phân tầng nguy cơ tim mạch, mức huyết áp mục tiêu trong điều trị, và chiến lược lâm sàng theo mô hình 5Đ - một chiến lược quản lý THA được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Chiến lược 5Đ trong quản lý Tăng huyết áp
Ngày 17/3/2025, Bệnh viện 19-8 phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Công ty Servier tổ chức thành công hội thảo khoa học với chủ đề “Cập nhật hướng dẫn thực hành lâm sàng quản lý Tăng huyết áp 5Đ từ VSH/VNHA 2024”, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh thông qua việc cải thiện công tác quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp.
PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền giám đốc BV 19-8 tặng hoa PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu giám đốc Bệnh viện ĐHY Hà Nội cùng các báo cáo viên
PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền - Giám đốc Bệnh viện 19-8, trong lời phát biểu khai mạc hội thảo, đã bày tỏ sự vinh dự khi đón tiếp các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch. Đồng chí Giám đốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong khu vực. Đồng thời, đồng chí Giám đốc cũng gửi lời cảm ơn đến sự đồng hành của Công ty Servier và chúc hội thảo diễn ra thành công rực rỡ.
Đ1: Đo huyết áp: Đo huyết áp định kỳ là bước đầu tiên và thiết yếu trong việc phát hiện sớm bệnh THA.
Đ2: Đánh giá toàn diện bệnh nhân: Cần có sự đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Đ3: Điều trị cá thể hóa: Mỗi bệnh nhân cần được điều trị theo phương pháp cá thể hóa, đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Đ4: Đáp ứng điều trị: Theo dõi kết quả điều trị và điều chỉnh nếu cần thiết để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đ5: Đầy đủ tuân thủ: Khuyến khích bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo điều trị có hiệu quả dài lâu.
TS.BS Nguyễn Thị Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đã đặc biệt nhấn mạnh vấn đề cá thể hóa trong điều trị, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Việc các thể hóa trong điều trị giúp đội ngũ y tế giải quyết những khó khăn và vướng mắc trong việc chăm sóc bệnh nhân, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị. TS Lý cũng đưa ra vấn đề cần phối hợp thuốc sớm ngay từ đầu với tất cả các bệnh nhân, ngay từ THA độ I, nhằm mục đích tăng tuân thủ điều trị, kiểm soát huyết áp tốt hơn, giảm được các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc cũng như giảm các biến cố tim mạch, vì tăng huyết áp phải sử dụng thuốc kéo dài suốt đời.
Hình ảnh các báo cáo viên
Hình ảnh các báo cáo viên
Tăng huyết áp không chỉ là một bệnh lý đơn lẻ, mà thường kết hợp với nhiều bệnh lý mạn tính khác, tạo thành một thách thức lớn trong việc chẩn đoán và điều trị. Những bệnh lý đi kèm THA thường gặp bao gồm: bệnh lý mạch vành, bệnh thận mạn, và bệnh đái tháo đường.
ThS.BS Trần Tiến Anh (chuyên gia từ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) đã chia sẻ một ca lâm sàng điển hình về THA kết hợp với bệnh thận mạn, nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược 5D trong việc điều trị và quản lý các trường hợp phức tạp này. Bs Tiến Anh chỉ ra rằng, việc áp dụng chiến lược 5D trong lâm sàng không chỉ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng thể về tình trạng bệnh nhân mà còn là một công cụ quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt là khi THA có nhiều cơ chế phát sinh. Việc phối hợp các thuốc tác động lên nhiều cơ chế sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn và giảm thiểu rủi ro biến chứng.
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Thu Thủy (Phó trưởng khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện 19-8) cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc điều trị bệnh nhân THA có kèm bệnh mạch vành, ứng dụng chiến lược 5Đ từ VSH/VNHA 2024. Bác sĩ Thủy nhấn mạnh sự quan trọng của việc lựa chọn các thuốc có bằng chứng chứng minh hiệu quả trong điều trị bệnh lý động mạch vành, chẳng hạn như nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors), hoặc trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp được, có thể thay thế bằng thuốc chẹn beta giao cảm. Việc lựa chọn đúng thuốc sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch, đồng thời đạt được hiệu quả tối ưu trong việc kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân này.
Hình ảnh buổi sinh hoạt khoa học
Hội thảo khoa học đã thành công tốt đẹp, giúp các bác sĩ và nhân viên y tế tiếp cận những kiến thức mới nhất về quản lý và điều trị tăng huyết áp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng và cải thiện cuộc sống của bệnh nhân.
_ThS.BS Nguyễn Thu Huyền - Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 19-8_